Dưới đây, cùng Bóng Đá INFO tìm hiểu tất tần tật VFF là gì và những thông tin cần biết về tổ chức này.
Những ngày vừa qua, VFF và HLV Philippe Troussier là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau thành tích “thảm họa” của đội tuyển Việt Nam tại sân chơi khu vực. Việc chia tay chiến lược gia người Pháp là điều không thể tránh khỏi, đi kèm với đó, nhiều người hâm mộ bày tỏ thắc mắc về vai trò và trách nhiệm của VFF đối với nền bóng đá nước nhà.
VFF là tên gọi tắt của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Vietnam Football Federation.
Đây là cơ quan quản lý bóng đá quyền lực nhất tại Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức và vận hành các giải bóng đá chuyên nghiệp, ngoài chuyên nghiệp ở cả bộ môn bóng đá nam, bóng đá nữ và futsal.
Trên thực tế, LĐBĐ Việt Nam VFF chính thức được ra đời vào tháng 8/1989 nhưng trước đây, tổ chức này với tiền thân là Hội bóng đá Việt Nam đã được thành lập vào năm 1961.
4 năm sau, vào năm 1965, Hội bóng đá Việt Nam ngày đó gia nhập Liên đoàn bóng đá Quốc tế (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF).
Kể từ khi được biết đến với tên gọi VFF (năm 1989) cho đến nay, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã tổ chức tổng cộng 8 kỳ đại hội với chủ tịch hiện tại là ông Trần Quốc Tuấn, cùng Tổng thư ký là ông Dương Nghiệp Khôi.
Theo điều lệ, VFF bao gồm các thành viên là ban tổ chức giải, các câu lạc bộ nam, nữ chuyên nghiệp ở các giải hạng nhất, hạng 2, hạng 3 và liên đoàn bóng đá các tỉnh (thành phố). Ở thời điểm hiện tại , có 24 LĐBĐ tỉnh (địa phương) là thành viên của VFF.
Bên cạnh đó, một trong những thành viên quan trọng của VFF trong việc vận hành giải vô địch quốc gia V.league là VPF (Công ty cổ phần Bóng đá Việt Nam). Thông tin về VPF sẽ được BONGDAINFO nhắc đến chi tiết ở phần sau.
Tiếp tục nói về VFF là gì? Những năm qua, bóng đá Việt Nam xây dựng được vị thế, có chỗ đứng trên trường quốc tế cũng nhờ cách tổ chức, vận hành bài bản của VFF.
Dù mới đây VFF phải nhận đòn đau khi bổ nhiệm Philippe Troussier vào ghế HLV trưởng ĐTQG Việt Nam, nhưng thực tế, 5 năm qua, bóng đá Việt Nam gặt hái được rất nhiều thành công ở cả bóng đá nam, nữ và futsal.
Ở bộ môn bóng đá nam, chúng ta có lần đầu tiên vào đến vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á, tứ kết AFC Asian Cup, vô địch AFF Cup hay cú đúp vàng Sea Games.
Bóng đá nữ cũng mang về vinh quang khi tham dự Cúp thế giới World Cup 2023 hay đội tuyển futsal nam Việt Nam cũng có 2 lần thi đấu tại VCK Futsal World Cup.
Hơn 30 năm hình thành và phát triển, VFF đã ít nhiều cho thấy mình vẫn đi đúng hướng với sứ mệnh nâng tầm các giải bóng đá quốc gia, biến Việt Nam trở thành sân chơi lành mạnh và đẳng cấp.
Bóng đá là một trong những môn thể thao du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20. Theo ghi chép, trận bóng đá quốc tế đầu tiên tại Việt Nam diễn ra vào năm 1905 giữa đội bóng gồm những cầu thủ người Việt và Pháp, đối đầu với đội bóng của người Anh.
Một năm sau, các đội bóng liên tiếp được thành lập, phần lớn là do ảnh hưởng của người Pháp. Đến năm 1907, CLB Ngôi sao Gia Định ra đời đánh dấu là đội bóng “thuần Việt” đầu tiên được thành lập.
Cứ thế, dù đất nước phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng bộ môn bóng đá nhanh chóng phát triển và được đón nhận. Từ đó dẫn đến sự ra đời của VFA (Vietnam Football Association) – Hội bóng đá Việt Nam vào năm 1960.
Đến tháng 8/1989, tại đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ nhất với 120 thành viên, quyết định thành lập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức được thông qua. VFF là gì ra đời.
Năm 1994, biểu trưng đầu tiên được VFF sử dụng có nền màu vàng và đỏ, tên Liên đoàn được in đậm màu đen. Ở giữa logo là hình tròn màu xanh, có chữ VFF màu đỏ cách điệu và hình quả bóng. Biểu trưng này được sử dụng 12 năm trước khi được thay thế bằng biểu trưng như ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, vào năm 2008, biểu trưng mới có hình lá cờ Tổ quốc nền đỏ sao vàng, cùng hình ảnh cách điệu của quả bóng màu xanh, trắng và dòng chữ VFF được in đậm bằng màu đỏ.
Ngay từ khi khai sinh, VFF đã có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành và tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp ở các cấp độ.
Hệ thống giải chuyên nghiệp bao gồm giải VĐQG Vleague 1, giải hạng Nhất Vleague 2, cúp quốc gia,… Ở cấp độ bán chuyên có thể kể đến giải VĐQG nữ và các giải trẻ từ lứa U9 đến U21.
Ngoài việc tổ chức, VFF sẽ chịu trách nhiệm trong việc duy trì tính ổn định của các giải đấu trong nhiều năm, tạo sân chơi liên tục để phục vụ khán giả và công tác tuyển chọn cầu thủ.
Ở bộ môn bóng đá nam, mùa bóng 2000/01 đánh dấu bước ngoặt lớn khi lần đầu tiên, giải đấu cấp cao nhất của bóng đá Việt Nam được tổ chức theo cơ chế “chuyên nghiệp”.
Tức là các đội bóng phải tự “nuôi sống” bằng bóng đá, bằng nguồn tiền từ các doanh nghiệp, ông chủ thay vì ngân sách nhà nước như trước. Đấy cũng là năm tên gọi Vleague chính thức được sử dụng cho giải VĐQG và mở ra thời kỳ mới của bóng đá Việt Nam.
Thực tế cho thấy, 23 mùa giải chuyên nghiệp đã đi qua, chất lượng chuyên môn, tính hấp dẫn của các trận đấu ở Vleague ngày càng tăng và được đông đảo khán giả đón nhận.
Ngoài ra, VFF cũng kêu gọi được nhiều nhà tài trợ, thu hút nhiều nguồn lực tài chính giúp các giải đấu vận hành một cách trơn tru, bài bản.
Thế nhưng, dù thành công trong việc giúp bóng đá Việt Nam phát triển và bắt kịp xu thế của thời cuộc nhưng trong quá khứ, từng có thời điểm VFF đánh mất niềm tin ở những ông bầu, doanh nghiệp làm bóng đá. Câu chuyện về sự ra đời của VPF bắt đầu từ đây.
Kết thúc mùa bóng Vleague 2011, VFF bị truyền thông, người hâm mộ và các ông bầu “đánh tơi tả” do những vấn đề tiêu cực trong công tác trọng tài, vận hành giải đấu, chuyện một ông chủ nhiều đội bóng…
Một trong những người đàn ông có nhiều phát biểu công kích nhất nhắm vào VFF là ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), người lúc đó đang giữ chức Chủ tịch CLB Hà Nội ACB.
Ngay ở hội nghị tổng kết thường niên vào tháng 9/2011 của VFF, bầu Kiên đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ, quyết liệt để chỉ trích gay gắt về vấn nạn trọng tài, tiếng còi méo, chuyện các ông chủ phải lao tâm khổ tứ đầu tư vào bóng đá, nhưng kết quả nhận lại chỉ là những câu chuyện dở khóc dở cười.
Chưa dừng lại, bầu Kiên đề nghị các ông bầu của 7 CLB lớn tại Vleague sẽ ly khai khỏi giải đấu được VFF tổ chức, tạo ra một giải đấu mới, mang đến sân chơi lạnh mạnh cho các đội bóng tham gia, đồng thời tăng cường giá trị thương hiệu và thu hút đầu tư cho bóng đá Việt Nam.
Với ông, làm bóng đá là phải sinh lời và không thể để những câu chuyện tiêu cực khiến nhiều ông chủ, doanh nghiệp rút lui khỏi bóng đá.
Cuối cùng vào ngày 5/12/2011, Công ty Cổ phần Bóng đá Việt Nam (VPF) chính thức được ra đời trên cơ sở góp vốn của các CLB.
Sự xuất hiện của VPF đánh dấu một bước tiến quan trọng, mang theo những điều chỉnh và cơ cấu mới trong cách tổ chức, quản lý và vận hành các giải đấu chuyên nghiệp, đặc biệt là giải VĐQG V.league
Sự khác biệt giữa VFF và VPF nằm ở nhiều khía cạnh, từ cách thức hoạt động, mô hình bộ máy đến mục tiêu và ảnh hưởng của họ đối với bóng đá Việt Nam.
Một điểm khác biệt quan trọng là sự ảnh hưởng chính trị và quản lý giữa hai tổ chức.
VFF là gì trên lý thuyết là cơ quan quản lý bóng đá độc lập tại Việt Nam, không chịu tác động của nhà nước, nhưng thực tế, cơ bản các quyết định của VFF có xu hướng chịu ảnh hưởng từ tổng cục Thể dục Thể thao và ít nhiều mang hơi hướng chính trị, thay vì dựa trên quyền lợi bóng đá đơn thuần.
Trong khi đó, VPF là một doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu thu lợi nhuận, thường đặt doanh thu, yếu tố tài chính lên hàng đầu. Các quyết định của VPF thường được định hình bởi nhu cầu của các doanh nghiệp và các ông chủ của CLB, những người muốn kiếm tiền từ việc đầu tư vào bóng đá.
Cách tiếp cận đối với quản lý giải đấu cũng là điểm khác biệt.
VFF thường điều hành V-League với mục tiêu chính là đảm bảo giải đấu diễn ra tốt đẹp, mang tính chất “về đích an toàn” và không gây ra những vấn đề quá lớn.
Trong khi đó, VPF thường chú trọng vào việc phát triển và tăng cường giá trị thương hiệu của giải VĐQG để thu hút sự quan tâm từ cả khán giả và nhà tài trợ.
Họ thường áp dụng các chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chất lượng của giải đấu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và tăng doanh thu. Làm bóng đá là phải có lãi chính là tư duy, suy nghĩ của những người như bầu Đức, bầu Thụy, bầu Tú hiện nay hay bầu Kiên trước đây.
Trái khoái thay, 13 mùa giải kể từ khi VPF nằm quyền vận hành Vleague thay cho VFF lại chứng kiến nhiều CLB bị “khai tử” như trường hợp của Hà Nội ACB, Khatoco Khánh Hòa, Vissai Ninh Bình hay gần đây nhất là Than Quảng Ninh.
Dù vậy, không thể phủ nhận, VPF đã thực sự tạo ra môi trường Vleague đầy cạnh tranh cho các đội bóng phát triển.
Mới nhất, VPF cùng nhà đài FPT đã chính thức ký vào thỏa thuận hợp tác thương mại. Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử, các CLB sẽ được chia nhau gói bản quyền truyền hình trị giá lên tới 60 tỷ đồng/1 mùa giải kể từ mùa bóng 2023.
Bên cạnh đó, VPF và VFF cùng phối hợp kêu gọi nguồn lực tài chính để áp dụng công nghệ VAR vào các trận đấu, giúp chất lượng Vleague ngày càng nâng tầm và không còn là đề tài bị châm biếm bởi tính “nghiệp dư, ao làng”.
Lời kết
Trong bối cảnh bóng đá Việt Nam có những bước chuyển mình vượt bậc, sự xuất hiện và hoạt động của cả VFF và VPF đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và nâng cao chất lượng của bóng đá nước nhà.
Dù có sự khác biệt về cách tiếp cận và mục tiêu hoạt động, nhưng cả hai tổ chức đều hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong làng bóng đá Việt Nam.
Hy vọng rằng, với việc điều hành và tổ chức tốt của VFF cũng như VPF, bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và có được vị thế cao hơn trên trường quốc tế.
Trên đây là những thông tin hữu ích về VFF là gì? Nếu bạn có thắc mắc nào về chủ đề lần này, hãy để lại comment bên dưới để được chúng tôi giải đáp.
Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo trên nền tảng BONGDAINFO – chuyên trang soi kèo, nhận định bóng đá, cập nhật lịch thi đấu, bảng xếp hạng, kqbd trực tuyến tốt nhất hiện nay.
Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Bongdainfox.tv cập nhật tin soi kèo
Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)
Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ
Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.