GMT +7
Indonesian Odds

Liệu Sea Games có phải 'vòng kim cô' kìm hãm bóng đá Việt phát triển ?

Mỗi khi bóng đá Việt gặp những thất bại, luôn có nhiều lý do được đem ra phân tích, thường xoay quanh những yếu tố như cầu thủ, HLV, V-League,... Tuy nhiên, có một nguyên nhân ít được nhắc đến, đó chính là sự tồn tại của một mục tiêu rất oái oăm và lỗi thời: vô địch SEA Games.

Tính chất quan trọng của giải đấu không còn

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của SEA Games đối với bóng đá Việt Nam trong quá khứ, đó là giai đoạn những năm thập niên 90-2000 khi bóng đá Việt Nam đang hội nhập khu vực và mục tiêu là xây dựng vị thế ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, tính chất quan trọng của giải đấu đã ngày càng giảm sút trong những năm qua. Việc bóng đá nam SEA Games không còn dành cho ĐTQG nữa, mà dành cho lứa U23 (kể từ SEA Games 21 năm 2001) đã khiến giải đấu này về bản chất chỉ còn là giải trẻ. Sự xuất hiện của giải AFF/Tiger Cup từ năm 1996 đã dần thay thế SEA Games trở thành giải đấu bóng đá quan trọng nhất khu vực.

Tầm nhìn, mục tiêu phấn đấu của bóng đá Việt Nam cũng đã có sự thay đổi so với trước đây, khi không còn giới hạn ở Đông Nam Á nữa mà đã hướng đến vị thế ở châu Á và thậm chí là mục tiêu tham dự World Cup.

>> Lịch thi đấu 24h <<

Giá trị chuyên môn của SEA Games cũng ngày càng giảm sút
Giá trị chuyên môn của SEA Games cũng ngày càng giảm sút

Giá trị chuyên môn của SEA Games cũng ngày càng giảm sút. Trong những năm qua, SEA Games luôn có rất nhiều vấn đề về công tác tổ chức, tính chuyên nghiệp, đến mức chúng ta vẫn mỉa mai là giải ao làng. Vậy một giải đấu như thế thì chúng ta chỉ nên tham dự cho vui, hay cứ đâm đầu vào đặt chỉ tiêu để rồi mua sự ức chế vào người?

Việc đặt nặng thành tích SEA Games ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các cầu thủ trẻ

Như đã nói, bản chất môn bóng đá nam SEA Games là một giải trẻ. Mà đã là giải trẻ thì mục tiêu hướng tới nên là phát triển cầu thủ trẻ, còn ĐTQG mới là thành tích. Việc đặt áp lực thành tích có thể khiến cầu thủ trẻ không dám chơi bóng, mà chỉ tìm cách để thắng, dẫn tới việc có thể đạt được thành tích giải trẻ trước mắt nhưng không giúp họ tiến bộ trong tương lai.

Việc đặt nặng thành tích SEA Games khiến cho những cầu thủ vốn đã đá chính, thậm chí là ngôi sao ở ĐTQG/CLB phải cày sức thi đấu, khiến họ có nguy cơ quá tải, kiệt sức và chấn thương. Trong khi đó những cầu thủ trẻ, ít kinh nghiệm hơn, cần tiến bộ thì lại không có cơ hội thi đấu (nhắc đến vấn đề này, chắc nhiều người sẽ réo tên ông Park, nhưng mình cho rằng ông Park cũng chỉ là người nhận chỉ tiêu mà thôi, và đó vốn là hiện trạng của hàng chục năm qua rồi. SEA Games năm 2007 cũng là một ví dụ).

Việt Nam vẫn còn đặt nặng thành tích Sea Games
Việt Nam vẫn còn đặt nặng thành tích Sea Games

Việc vô địch SEA Games cũng vô hình trung trở thành "đỉnh vinh quang", mang lại tiền tài, danh vọng cho những cầu thủ trẻ, khiến họ có thể đánh mất động lực phấn đấu từ quá sớm. Có thể lấy ví dụ như Hà Đức Chinh (vua phá lưới SEA Games 30), hay Nhâm Mạnh Dũng (ghi bàn quyết định ở chung kết SEA Games 31), thực tế họ là những cầu thủ đáng ra còn phải phấn đấu rất nhiều, thay vì sớm "chạm đỉnh vinh quang" ở một giải đấu như SEA Games. Bây giờ họ ở đâu?

Ảnh hưởng đến việc sắp xếp những kế hoạch của bóng đá Việt Nam

Như đã nói, bóng đá Việt Nam hiện nay đã có những mục tiêu lớn hơn chứ không chỉ giới hạn ở khu vực. Hiện chúng ta có những giải đấu như vòng loại World Cup, Asian Cup, giải U23 châu Á, Asiad, thậm chí giải U20 châu Á, rồi các trận giao hữu FIFA Days. Ngoài ra thì chúng ta còn phải ưu tiên cho giải VĐQG thi đấu một cách phù hợp.

Vì vậy, việc vướng thêm mục tiêu SEA Games khiến cho việc sắp xếp kế hoạch của bóng đá Việt Nam trở nên khá bất cập. Hoặc chúng ta sẽ phải cắt vụn giải quốc nội, hoặc phải hy sinh 1 giải đấu nào đó phía trên, vốn có giá trị chuyên môn lớn hơn.

bóng đá Việt Nam hiện nay đã có những mục tiêu lớn hơn chứ không chỉ giới hạn ở khu vực.
Bóng đá Việt Nam hiện nay đã có những mục tiêu lớn hơn chứ không chỉ giới hạn ở khu vực.

Ví dụ điển hình chính là năm 2023, khi chúng ta cho giải quốc nội nghỉ từ tháng 3 đến tháng 5 để cho đội U23 tập trung không chỉ cho SEA Games, mà còn cho cả giải giao hữu chuẩn bị là Doha cup (trong khi thậm chí danh sách U23 khi đó không có mấy cầu thủ đá chính tại V-League). Để bù lại, chúng ta đã phải hy sinh Asiad, một giải đấu ở cấp châu lục có giá trị chuyên môn lớn hơn SEA Games rất nhiều. (Cá nhân mình vẫn đánh giá đó là sai lầm lớn nhất của VFF trong năm nay)

Kết: Bóng đá SEA Games đã ăn sâu vào tiềm thức của nền bóng đá Việt Nam, từ các cấp quản lý, cầu thủ đến NHM. Tuy nhiên, giờ là lúc cần tính lại và cân nhắc bỏ SEA Games khỏi danh sách những mục tiêu chính thức của bóng đá VN, chỉ xác định đây là một giải trẻ không quan trọng về thành tích (tương tự như giải U23 Đông Nam Á). Đây là một điều thực sự cần thiết để bóng đá Việt Nam có thể phát triển.

Cập nhật những tỷ lệ thưởng kèo cao nhất tại bongdalu vip mỗi ngày.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

DMCA.com Protection Status

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Bongdainfox.tv cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2