GMT +7
Indonesian Odds

Liệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam có quá khắc nghiệt với VFF

Câu chuyện các quan chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam(VFF) đứng ở hàng đầu tiên, trước các thành viên của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang làm nhiều người xôn xao, và hàng chục, hàng trăm ngàn bình luận phẫn nộ, chê trách, bỉ bôi, kìm kẹp, xúc xiểm cơ quan đứng đầu nền bóng đá nước nhà cứ lần lượt đổ đến một cách dồn dập với những người mặc vest ấy.

Nhưng chuỗi lời lẽ không hay đó có quá vô lý?

>> Kết quả bóng đá nhanh <<

NHM cho rằng các quan chức VFF đã đứng chắn hàng của các nữ cầu thủ ĐTVN lên nhận thưởng.

Đúng, nó vô lý, và thật tiếc khi tôi phải nói rằng hàng trăm ngàn con người nấp sau bàn phím và gõ những dòng độc hại kia không khác gì những người dân trong câu chuyện ngụ ngôn "Chú bé chăn cừu", họ và những nhân vật trong truyện đều bị "dắt mũi", "chơi xỏ" từ những lời nói dối. Nhưng những người dân đủ khôn ngoan để dạy lại cho cậu bé một bài học, còn những "chiến sĩ ảo" kia đã, đang và cứ mãi mắc kẹt trong cơn mê của báo mạng và những bức ảnh với đầy ẩn ý chẳng tốt đẹp gì.

Đầu tiên, chúng ta phải nhớ là cả một buổi lễ xuất quân kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ thì không thể chỉ có một bức ảnh được chụp như vậy. Người chụp ảnh sẽ phải chụp hàng trăm, thậm chí là cả nghìn tấm ảnh, từ phát biểu của huấn luyện viên, cầu thủ, đại diện Liên đoàn, đại diện nhà tài trợ, trao quà ủng hộ, chụp ảnh lưu niệm của riêng đội tuyển, của đội tuyển với nhà tài trợ, của đội tuyển với quan chức... Còn nếu các bạn nghĩ là tôi nói điêu, thì xin mời các bạn đọc bình luận của một phóng viên ảnh từ báo VNExpress, anh này là một cái tên rất gạo cội và đã tác nghiệp từ V League, SEA Games cho đến các trận đấu của tuyển Việt Nam:

"Quy trình chụp sự kiện là lãnh đạo đứng chụp cùng, sau đó họ cho nhân vật ra chụp riêng. Trao huy chương các sự kiện thể thao cũng quy trình thế ạ, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia".

Vậy chúng ta không thể trách và cho là người chụp hình làm không tốt công việc của mình. Trách nhiệm bây giờ sẽ thuộc về ai?

Người đáng trách nhất trong sự việc này chính là các biên tập viên của rất nhiều báo, mà một biên tập viên của báo Tuổi Trẻ là người được chỉ đích danh rằng anh ta đã đưa tấm hình gây tranh cãi này lên và dùng những ngôn từ mang tính bỉ bôi các vị lãnh đạo VFF. Việc lựa chọn tấm ảnh đó nhằm mục đích gì, là để định hướng dư luận, kéo khán giả theo dõi báo nhiều hơn, hay là nhằm mục đích "dìm hàng VFF" theo yêu cầu của những người X, Y, Z nào đó?

Điều đáng buồn hơn cả là bức ảnh này lại được lan truyền nhanh khủng khiếp trên các trang mạng xã hội và làm cho cộng đồng người hâm mộ bóng đá Việt Nam lập tức bộc phát cơn thịnh nộ "vô thưởng vô phạt" này, họ không đọc, không tìm hiểu, không xem các trang báo mạng khác để nắm rõ thông tin, họ chỉ nhìn bức ảnh ấy và bắt đầu là những lời lẽ nhắm thẳng vào VFF, vào ông Trần Quốc Tuấn, ông Trần Anh Tú - những người đứng đầu Liên đoàn, những người mà lẽ ra phải được nhiều người trân trọng bởi sự nỗ lực của họ trong việc duy trì nền bóng đá nữ Việt Nam và đưa nó phát triển hơn nữa trong 2-3 năm trở lại đây, không chỉ với các đàn chị, mà còn là thành tích lọt vào vòng chung kết U17 nữ châu Á và vòng loại thứ 2 U20 nữ châu Á dưới tay của chuyên gia người Nhật Akira Ijiri - một người mà theo tôi cũng chẳng khác gì vai trò của bác Mai Đức Chung trên đội tuyển quốc gia.

Đó là câu chuyện của những tay biên tập đầy thù hằn với những người đứng đầu của Liên đoàn. Giờ chúng ta sẽ nói về chuyện của những "anh hùng bàn phím" đang được dịp xả cơn uất ức mấy ngày qua.

Các cầu thủ nữ tự nhiên có một đội ngũ "dư luận" khóc than, bênh vực, kêu gào đòi làm cách mạng, đòi sự công bằng, đòi họ phải được chễm chệ đứng hàng trên, thậm chí là có người có lấy cả ví dụ thủ tướng Phạm Minh Chính đứng đằng sau đội tuyển để hạ thấp VFF và cho rằng các vị mặc vest kia là những người không đủ thông minh. Vậy các cầu thủ nữ có thật sự hạnh phúc với điều đó? Không, chẳng những không vui vẻ gì, mà họ còn cảm thấy áp lực hơn là đằng khác, vì một buổi lễ xuất quân lẽ ra rất bình thường thì lại bị thổi phồng lên, làm những nhân vật chính của chúng ta rơi vào tình huống khó xử trước cơn sóng đang tràn đến của cư dân mạng. Tôi thấy xếp như vậy là đẹp đấy chứ. Mà còn chưa kể, nếu chúng ta nhìn theo một góc nhìn khác, thì các quan chức đứng bục dưới, để cho đội tuyển đứng bục trên, tức là họ cho rằng các cô gái và BHL là những người xứng đáng được vinh danh, được đứng cao hơn bởi vì họ là những người trực tiếp mang lại vinh quang, thành tích - cũng giống như bục trao huy chương, người đạt huy chương vàng phải đứng cao hơn những người còn lại. Chỉ cần nghĩ khác đi thì bức ảnh đó chẳng những đẹp, mà còn là sự tôn trọng mà các quan chức đã dành cho "những cô gái kim cương".

Nhưng nhiều thành phần chê trách lại còn khôn đến độ mua việc, đem con bỏ chợ, chê VFF quản lý kém, chê các bác không lo đủ cho các chị, chê, chê và vẫn cứ chê... Và khi tôi vào bình luận phản bác thì nhận được một phản hồi rất cục "trách nhiệm của chúng nó thì tao mang ơn làm gì?" May là comment ấy đã được xoá đi, nếu không tôi sẵn sàng lao thẳng vào tường nhà bạn ấy và inbox như thể mình là một bình luận viên thường trú tại Ý vậy.

Đầu tiên, chuyện VFF không lo được cho các nữ cầu thủ, xem ra nó rất là vô lý, bởi nếu như cầu thủ nhà mình không được ăn uống đầy đủ và tính toán kĩ về dinh dưỡng thì lấy đâu ra hình ảnh Thanh Nhã "đạp số", "nhảy ga" ghi bàn vào lưới của đội tuyển nữ Đức? Thêm một thông tin nữa do một bình luận viên của FPT Play xác nhận, anh cho biết là các vị lãnh đạo của VFF, VPF đã lo cho các cầu thủ nữ có được chế độ 1 triệu 1 ngày/người mỗi khi các tuyển thủ nữ tập trung từ 1 năm trước rồi. Ai không tin, thì anh này là người chuyên bình luận các trận đấu của đội tuyển nữ Việt Nam trên FPT và thường xuyên tác nghiệp tại các sự kiện của tuyển nữ cũng như các trận đấu của các chị.

Thực tế VFF vốn rất xem trọng bóng đá nữ
Thực tế VFF vốn rất xem trọng bóng đá nữ

Đấy là vấn đề dinh dưỡng, còn về "vấn đề kĩ năng", chính là việc đá giao hữu, cọ xát với các đội tuyển mạnh trên thế giới, cộng thêm chuyện tập huấn tại châu Âu thì xin hỏi tổ chức nào, cơ quan nào của Việt Nam lo chuyện đó? Vâng, chính là các vị mặc vest kia, họ là những người đã lo cho các nữ tuyển thủ để có được điều đó, chứ không có cơ may nào tự nhiên đến mà ta "vớ" được Pháp, Đức, Tây Ban Nha, New Zealand để được thi đấu cả. Còn nếu như ai đó xoay đến mức hỏi rằng thế còn lứa kế cận thì sao, thì chúng ta chỉ cần google cụm từ "U17 nữ đi tập huấn tại Nhật Bản", kết quả trả về không cần nói chắc ai cũng biết.

Thôi thì các bạn đã không chịu tư duy để làm điều đó thì làm ơn chịu khó vào đọc bài viết của tôi, dài một chút, xuống dòng nhiều, nhưng sẽ giúp các bạn không bị dắt mũi bởi "văn thơ" sặc mùi bỉ bôi từ các "tinh hoa phím thủ" đang ngày ngày nấp sau bàn phím và thở ra những câu độc hại cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam.

Truy cập bongdalu.net vip để theo dõi các phần thưởng lớn mỗi ngày.

Copyright © 2008 Bóng Đá INFO,
All rights reserved.

DMCA.com Protection Status

Bóng Đá INFO - Nguồn dữ liệu tỷ số trực tuyến BONGDASO nhanh và chính xác nhất, trang thông tin tổng hợp bongdalu Bongdainfox.tv cập nhật tin soi kèo

Thời gian hoạt động : 24h từ Thứ 2 - Chủ Nhật (Bao gồm cả ngày lễ)

Chịu trách nhiệm nội dung: Tống Nhật Vũ

Địa chỉ: 126 Lê Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000.

Liên lạc quảng cáo qua Email [email protected]

Chém gió, thảo luận kèo, báo cáo lỗi
Cách 1: Dùng phím lối tắt "Ctrl+D"
Cách 2